Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky Luật_Magnitsky

Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (tiếng Anh: Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) được xây dựng trên cơ sở Luật Magnitsky, mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh, hoặc đóng băng tài sản. Văn bản điều luật quy định: "Tổng thống có thể áp dụng chế tài... đối với bất kỳ cá nhân nào mà Tổng thống xác định rõ ràng, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy, là phải chịu trách nhiệm về hành vi giết hại bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người được quốc tế công nhận nhằm vào các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào". Luật nầy cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác. Điều luật này có hiệu lực 6 năm nhưng chỉ có Tổng thống Mỹ là có quyền chấm dứt chế tài với một cá nhân nào đó với điều kiện phải báo cáo cho Quốc hội. Nó là một phần của Dự Luật Ủy Quyền Quốc phòng năm 2017 (National Defense Authorization Act), gọi tắt là NDAA hoặc S.2943 mà Tổng thống Obama đã ký vào ngày 26-12-2016 sau khi được thông qua bởi hạ viện và thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 8.12.[28]

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt:

  • Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận.
  • Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.
  • Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”

Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.[29]

Trừng phạt

  • Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh hành pháp 13818, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2017, đây là lần đầu tiên Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky được thực hiện, theo đó Hoa Kỳ Chính phủ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 13 cá nhân được mô tả là "những kẻ vi phạm nhân quyền, và các nhân vật tham nhũng".[30][31] Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trump, Steven Mnuchin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với mười ba người. "[30] Các cá nhân bị xử phạt bao gồm Yahya Jammeh, cựu tổng thống của Gambia và Roberto Jose Rivas Reyes, chủ tịch Hội đồng bầu cử tối cao của Nicaragua.[32] Thêm 39 công ty và cá nhân có liên quan cũng bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính xử phạt.[32]

Phê bình

Tạp chí Quốc phòng toàn dân cho là:"Điều luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky là đi ngược lại với các nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia nói chung, quan hệ đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, nên không cho phép bất cứ ai, chính phủ nào có quyền áp đặt cơ chế pháp lý của họ lên công dân của mình (nếu không có sự thỏa thuận của Nhà nước Việt Nam). Bởi vậy, Điều luật Magnitsky là bất khả thi đối với Việt Nam." [33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luật_Magnitsky http://www.perthnow.com.au/news/world/russia-puts-... http://www.cbc.ca/news/politics/canada-russia-magn... http://www.cbc.ca/news/politics/russia-south-sudan... http://www.cbc.ca/news/politics/russia-warns-canad... http://www.bbc.com/news/world-europe-20626960 http://www.bbc.com/vietnamese/world-38437773 http://www.businessinsider.com/trump-putin-bill-br... http://www.economist.com/blogs/easternapproaches/2... http://freebeacon.com/politics/bank-of-putin/ http://www.ft.com/cms/s/0/e2bcc8b6-bfac-11e1-8bf2-...